Tổng hợp danh sách các sàn Forex lừa đảo

Forex là gì

Sàn forex là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến doanh thu của nhà đầu tư. Nếu chọn được sàn uy tín, nhà đầu tư có thể đầu tư forex thành công. Ngược lại, nhà đầu tư có thể mất trắng nếu gửi niềm tin nhầm vào sàn lừa đảo. Chúng tôi đã tổng hợp danh sách các sàn Forex lừa đảo dưới đây để bạn cẩn trọng.

Forex là gì? Đầu tư forex là gì? Sàn forex là gì?

Forex là từ viết tắt của Foreign Exchange nghĩa là ngoại hối, cụ thể hơn là các cặp tiền tệ mà trong đó chứa các loại tiền của các quốc gia khác nhau. Đầu tư Forex là việc kiếm lợi nhuận từ việc mua bán các cặp tiền tệ. Sàn Forex, hay còn gọi là nhà môi giới ngoại hối, là nơi diễn ra các phiên giao dịch các cặp tiền tệ khác nhau.

Làm sao để nhận biết các sàn Forex lừa đảo?

Để tự bảo vệ mình khỏi các nhà môi giới ngoại hối lừa đảo, một số yếu tố chính cần được xem xét.

Đầu tiên, nhà đầu tư cần phải kiểm tra kỹ lưỡng tính hợp pháp của một sàn forex trước khi tham gia vào bất kỳ giao dịch kinh doanh nào. Một nhà môi giới ngoại hối hợp pháp phải có giấy phép hợp lệ được cấp từ cơ quan quản lý được công nhận trong ngành ngoại hối. Giấy phép này đảm bảo rằng nhà môi giới hoạt động tuân thủ các quy định cần thiết và tiêu chuẩn nghề nghiệp.

Ngoài ra, tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng về danh tiếng và lịch sử của nhà môi giới là rất quan trọng. Điều này có thể được thực hiện bằng cách xem xét kỹ lưỡng phản hồi và đánh giá từ các nhà giao dịch khác đã sử dụng dịch vụ của nhà môi giới. Những trò gian lận này thường hứa hẹn mang lại lợi nhuận đặc biệt cho giao dịch ngoại hối, sử dụng các chiến thuật gian dối để thuyết phục các cá nhân gửi tiền vào các tài khoản giao dịch gian lận. Hãy thận trọng với bất kỳ cuộc gọi hoặc email không mong muốn nào cố dụ bạn vào các cơ hội giao dịch ngoại hối lừa đảo.

Cuối cùng, khi giao dịch ngoại hối ở một quốc gia cụ thể, cần tìm hiểu sàn mình dự định sử dụng được các cơ quan quản lý nào của quốc gia đó công nhận để tránh trở thành nạn nhân của các hoạt động Forex lừa đảo tiềm ẩn.

Những dấu hiệu của các sàn Forex lừa đảo

Sàn không có giấy phép hoặc có nhưng là giấy phép giả

Các nhà môi giới ngoại hối có uy tín thường được đăng ký với các cơ quan quản lý được công nhận và hoạt động trên các sàn giao dịch có uy tín, đảm bảo giao dịch công bằng và minh bạch cho khách hàng của họ. Điều này ngược lại với các sàn forex lừa đảo

Sàn không rút được tiền

Sàn forex là nơi để nhà đầu tư giao dịch forex và kiếm tìm lợi nhuận. Việc rút tiền là quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư dùng sàn. Do đó, một sàn forex uy tín sẽ luôn cho phép điều đó dù hệ thống có gặp vấn đề gì. Còn các sàn forex lừa đảo thì hoàn toàn ngược lại. Hãy đọc kỹ chính sách nạp tiền và rút tiền dành cho nhà đầu tư của sàn để tránh mất tiền oan.

Sàn thường xuyên xảy ra lỗi

Tương tự như dấu hiệu sàn không cho rút tiền. Các sàn forex lừa đảo tại Việt Nam và trên Thế giới thường không được đầu tư cơ sở vật chất, hệ thống tiên tiến hiện đại. Điều đó vừa giúp giảm thiểu chi phí sàn phải chi trả, vừa tăng khả năng “nuốt” được tiền của nhà giao dịch. Do đó, nhà đầu tư cần rất cẩn thận khi thấy xuất hiện các hiện tượng sàn chậm thanh toán, lệnh được thực thi lâu,.v…v..

Sàn cam kết cho người giao dịch có mức lãi suất cao bất thường

Đây là chiêu trò được rất nhiều tổ chức, cá nhân bất chính sử dụng, không riêng gì các sàn forex lừa đảo. Chiêu trò này đánh vào mong muốn kiếm tiền nhiều trong thời gian ngắn của con người, đặc biệt là những người mới bắt đầu tham gia thị trường.

Đội ngũ nhân viên tư vấn của các sàn Forex lừa đảo này được đào tạo rất bài bản và chuyên nghiệp để tiếp cận khách hàng bằng những cuộc gọi, tin nhắn qua mạng xã hội với những lời mời chào “mật ngọt chết ruồi”. Ví dụ nhà đầu tư sẽ nhận được hơn 5% tổng số vốn vào mỗi ngày khi nạp tiền vào sàn hay hơn 100% tổng số tiền hàng tháng. Những cam kết này sẽ được đính kèm các loại bảo hiểm vốn và các chuyên gia nhiều kinh nghiệm hỗ trợ. 

Trong đầu tư, một sự thật mà ai cũng cần biết là lợi nhuận càng cao luôn đi kèm với rủi ro càng lớn. Vì vậy, nếu một nhà môi giới cam đoan mang đến lãi suất rất cao cho nhà đầu tư với các rủi ro rất nhỏ thì khả năng cao đó là sàn forex lừa đảo.

Sàn có thông tin công bố không rõ ràng

Một nhà môi giới lừa đảo thường né tránh việc khai báo thông tin chính xác hoặc tiết lộ các chi nhánh của mình, đặc biệt khi nói đến các cơ quan quản lý. Các sàn Forex lừa đảo ấy vốn dĩ không có cơ quan quản lý thực sự nên họ tất nhiên không muốn tiết lộ.  

Các thủ đoạn lừa đảo tinh vi của sàn Forex tại Việt Nam

Từ những dấu hiệu bên trên, bạn sẽ có thể hình dung phần nào các thủ đoạn mà các sàn Forex lừa đảo sử dụng. Dưới đây là vài ví dụ cho các chiêu thức điển hình:

Các sàn “ảo” sẽ cung cấp cho người chơi mức lãi suất lên tới 20%/tháng, thậm chí là 30%/tháng, cao gấp 20 lần so với ngân hàng. Họ cam kết rằng, đây là sàn quốc tế được cơ quan pháp lý quốc tế chứng nhận, được nhiều người trên thế giới tham gia.

Những người bị lừa đảo sẽ tham gia vào sàn, chúng thường dùng những “chiêu trò” để “con mồi” kiếm lời gấp đôi, gấp ba ngay trong lần chơi đầu tiên. Điều này rất dễ khiến các “con mồi” nổi “máu mặt” và đầu tư bất chấp dẫn đến thua lỗ, thậm chí “mất sạch” toàn bộ số tiền đã nạp vào.

Thủ đoạn của các sàn “ảo” thường có 2 loại, thứ nhất là điều chỉnh lệnh tăng giảm theo ý thích của mình để bạn lãi to giai đoạn đầu và lỗ nặng về giai đoạn cuối, đó là quan trọng là bạn sẽ không thể rút tiền bất cứ lúc nào trong khoảng thời gian này. Sau đó, sàn sẽ sập ngay khi lượng tiền được nạp vào sàn.

Tổng hợp danh sách các sàn Forex lừa đảo tại Việt Nam và trên Thế Giới

FX Trading Markets

  • Giả mạo danh tính của sàn Forex uy tín FXTM, sau khi bị broker này phát hiện đã gửi tin nhắn lừa đảo
  • Giữ tiền của nhà đầu tư với lý do nâng cấp hệ thống
  • Mô hình như sàn BO (Binary Options) nhưng tuyên bố là sàn Forex
  • Dùng hệ thống đa cấp để lấy vốn

Liber Forex

  • Liber Forex giả mạo giấy phép IFCS
  • Đảm bảo nguồn lợi nhuận lên đến 16% tháng
  • Được xây dựng theo mô hình lừa đảo đa cấp Ponzi
  • Bộ Công Thương Việt Nam đưa ra cảnh báo lừa đảo

GG Trade

  • Giả mạo giấy phép FMA New Zealand và bị cảnh báo bởi cơ quan quản lý này
  • Giao dịch ủy thác cam kết lợi nhuận cao, rủi ro thấp

OT Capital

  • Đây là sàn được cảnh báo bởi cơ quan quản lý uy tín ASIC
  • Không cho nhà đầu tư rút tiền

EU Capital

  • Được cảnh báo bởi cơ quan quản lý uy tín FCA
  • Thường xuyên diễn ra tình trạng kéo giãn spread
  • Không cho nhà đầu tư rút tiền vì lượng giao dịch “không đủ lớn”
  • Đưa ra nhiều lý do, đổ lỗi cho các trader không rút được tiền nhưng lại làm mọi cách để khiến các trader “buộc” phải ký quỹ nếu muốn rút tiền

ECN Capital

  • Được cảnh báo bởi các nhà quản lý ngoại hối nổi tiếng thế giới như FINMA, CySEC, FMA New Zealand
  • Nhà đầu tư không thể rút tiền, hoặc phải trả thêm phí nếu muốn rút tiền

BlueTrading

  • Bị FCA cảnh báo
  • Khó khăn trong việc rút tiền
  • Bắt các nhà giao dịch trả thêm phí không có trong điều khoản giao dịch để rút tiền nhưng tiền vẫn không thể rút được

Multiply Markets

  • Không có giấy phép kinh doanh
  • Không cung cấp tài khoản Demo
  • Chi phí giao dịch (spread) rất cao
  • Gây khó khăn trong việc rút tiền

GCE Capitals

  • Bị FCA cảnh báo
  • Cung cấp thông tin không minh bạch

GCFX

  • Bị cảnh cáo bởi Dukascopy – Thành viên Ngân hàng Thụy Sĩ
  • Giấy phép giả mạo của nhiều cơ quan quản lý như FCA, FINMA
  • Xây dựng hệ thống Ponzi đa cấp
  • Cam kết lợi nhuận cực kỳ hấp dẫn

Sàn TradeFTM

Cách thức lừa đảo của sàn forex này cũng tương tự như những sàn forex lừa đảo trên nhưng vẫn khiến nhiều trader mới vào nghề bị mắc bẫy nhanh chóng.

  • Thông tin trên website của sàn không rõ ràng và thiếu tính minh bạch.
  • Giấy phép hoạt động của TradeFTM không được xác nhận hoặc không có giấy phép hợp lệ.
  • Môi giới trên sàn thiếu chuyên nghiệp, còn tồn tại nhiều sai sót.
  • Sàn yêu cầu mức tiền nạp ký quỹ mở tài khoản ở mức khá cao.

Sàn Startrader lừa đảo bị FSA cảnh báo

Sàn tiếp theo trong danh sách các sàn forex lừa đảo 2023 là sàn Startrader. Đây là một sàn Forex lừa đảo khác đã bị cơ quan tài chính FSA vạch trần. Một số thông tin về sàn:

  • Chưa được cấp phép nhưng vẫn hoạt động.
  • Các thông tin quảng bá của sàn rất hấp dẫn và thu hút sự chú ý.
  • Lợi nhuận ảo và trader mất 20% phí rút tiền.
  • Cung cấp các khoản tiền thưởng với phí rút tiền rất cao.

Sàn Yescom lừa đảo – Sàn forex lừa đảo bị cảnh báo liên tục

Có rất nhiều nhà đầu tư tại Việt Nam bị sàn Yescom lừa đảo. Điển hình là khu vực TP.HCM đã có nhiều trader mới bị lừa với số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng.

  • Không rút được tiền.
  • Mời gọi trader giao dịch trên sàn với những lời lẽ hấp dẫn. Sau khi trader đề nghị rút tiền thì nhân viên của sàn này biến mất.
  • Tài khoản giao dịch thường xuyên xuất hiện các lệnh lạ làm tài khoản bị cháy.

Sàn GICC FX – Một trong các sàn forex lừa đảo tại Việt Nam

Sàn này là một phần của Great International Capital Co. Ltd và có trụ sở đặt tại Đồng An, Hà Nội, Việt Nam. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, sàn này cũng đã được xếp vào danh sách các sàn có dấu hiệu lừa đảo. Một số thông tin về sàn:

  • Không có giấy phép kinh doanh từ những cơ quan tài chính uy tín.
  • Hoạt động gian lận và giao dịch rủi ro cao.
  • Thiếu sự rõ ràng và tính chính xác trong thông tin về sàn, không có độ minh bạch.
  • Có nhiều đánh giá tiêu cực về sàn trên các trang thông tin.

Lời kết

Hy vọng với danh sách các sàn forex lừa đảo tại Việt Nam và trên Thế Giới trên đây, bạn sẽ có lựa chọn đúng đắn cho bản thân khi đầu tư forex.

Bài viết liên quan:

Nếu bài viết này đem lại nhiều giá trị hữu ích cho bạn, thì đừng ngần ngại mà hãy chia sẻ ngay bài viết này đến cho mọi người bạn nhé!

Trải nghiệm dịch vụ CIC miễn phí

Tôi là Trần Đăng Khoa, người sáng lập nên cộng đồng Crypto Inner Circle (CIC).
Tôi hy vọng sẽ có dịp đồng hành cùng bạn trên con đường gặt hái thành công
từ thị trường Crypto

MASTER INVESTOR

Trần Đăng Khoa

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

Hãy để lại thông tin tại đây nhé. Đội ngũ tư vấn của EVOL sẽ liên hệ hỗ trợ bạn trong thời gian sớm nhất có thể.